Xe tự hành AGV hay còn được gọi là robot tự động. Được ứng dụng trong công nghiệp để vận chuyển thùng hàng, vật liệu trong sản xuất theo lộ trình đã được cài đặt. Dòng sản phẩm này hiện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm bớt nhân công, dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, hiện đại hơn.

Cấu tạo cơ bản của xe tự hành AGV
AGV được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau để đảm bảo khả năng vận hành an toàn, hiệu quả. Cụ thể xe tự hành AGV gồm một số chi tiết máy sau đây:
Bộ phận dò đường
+ Dòng chạy không theo đường dẫn: GAV là dòng xe tự hành có tính linh hoạt cao nhờ cảm biến quay hồi chuyển đã được định vị vị trí trước. Những cảm biến này có nhiệm vụ xác định hướng di chuyển cho phương tiện. Cảm biến laser cũng được sử dụng để xác định vị trí những vật thể xung quanh trong khi di chuyển. Nhờ đó mà xe có thể di chuyển đến bất cứ vị trí nào trong phạm vi điều khiển.
+ Dòng chạy theo đường dẫn: Các đường dây dẫn bao gồm vạch màu, đường dây từ, băng từ,…. Nhờ đó mà dòng xe này sẽ vận hành theo đường này để đến những vị trí đã được xác định sẵn trên bản đồ di chuyển.
Cảm biến phát hiện vật cản
Xe tự hành AGV có nhiều loại cảm biến được tích hợp bên trong bao gồm: Cảm biến siêu âm, cảm biến laser, cảm biến quang….Tùy theo cấu hình của xe tự hành mà sử dụng loại cảm biến phù hợp để đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Cảm biến được chia thành 3 vùng làm việc từ xa đến gần. Trong trường hợp vật cản nằm trong 3 vùng này sẽ lần lượt thực hiện những hành động khác nhau gồm: cảm báo, giảm tốc độ và dừng nhanh nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành.
Cảm biến va chạm
Nhờ bộ phận này mà xe tự hành AGV có khả năng dừng ngay lập tức nếu như bị tác động trong quá trình làm việc. Loại cảm biến này có chức năng để hạn chế những vấn đề mất an toàn có thể xảy ra khi AGV bị vật thể khác va chạm vào trong quá trình di chuyển.

Driver và động cơ
Đây được xem là bộ phận quan trọng nhất của robot tự hành AGV. Dựa vào tải trọng hàng hóa cần vận chuyển mà thiết bị sẽ được trang bị từ 1-2 driver và động cơ làm việc. Điều này tác động trực tiếp đến công suất, dung lượng pin và điện áp động cơ của xe AGV.
Pin và sạc của AGV
Hiện pin và sạc của AGV có nhiều loại khác nhau như: pin Lithium, pin Lithium sắt photphat – LIFE04, ắc quy chì axit, acquy khô… Sạc cũng có nhiều loại khác nhau, người dùng có thể lựa chọn kiểu sạc tự động hoặc sạc bằng tay tùy theo nhu cầu và đặc điểm hệ thống.
Thiết bị truyền nhận dữ liệu
Trong quá trình làm việc, xe sẽ thực hiện việc truyền và nhận dữ liệu về trung tâm điều hành thông qua hệ thống thu phát sóng từ xa. Điều này giúp nâng cao tính linh hoạt, hoạt động truyền gửi thông tin ở những vị trí khác nhau trong phạm vi phủ sóng của AGV.
Những thiết bị này sẽ bao gồm bộ phận thu phát sóng RF hay wifi. Tùy thuộc vào từng dòng máy khác nhau.
Bộ điều khiển trung tâm
Bộ phận này được sử dụng để điều khiển xe tự hành AGV chạy độc lập hay kết hợp với nhiều xe khác nhau. Bộ phận này cũng giúp xe chạy theo sự quản lý của trung tâm điều hành.

Cảm biến vị trí
Thiết bị này có vai trò quan trọng trong việc kết nối những điểm mốc như điểm lấy hàng, điểm trả hàng, điểm dừng, rẽ, vị trí sạc…. Bên cạnh đó, còn giúp trung tâm điều khiển có thể xác định được chính xác vị trí xe trên bản đồ di chuyển của phương tiện.
Bộ phận kết nối xe hàng
Đây là bộ phận có chức năng chính là kết nối với xe hàng. Chúng có thể được cài đặt để hoạt động tự động hoặc bằng tay theo đúng yêu cầu.
Giao diện người dùng
Giao diện người dùng bao gồm các thiết bị khác nhau như: Màn hình, đèn báo, hệ thống nút nhấn. Trong đó, chức năng của từng bộ phận như sau:
+ Màn hình: Được sử dụng để cài đặt tham số cho xe tự hành. Cũng giúp người dùng có thể quan sát được các thông số như: Tình trạng máy, vị trí xe, trạng thái hoạt động trên bản đồ….
+ Nút ấn và đèn báo: Gồm nhiều chi tiết khác nhau như: nút xác nhận hoàn thành công việc, nút dừng khẩn cẩn, đèn báo trạng thái hoạt động của xe, công tắc chuyển mạch Auto/ Manual…
+ Kết cấu cơ khí: gồm nhiều chi tiết khác nhau như khung xe, bánh xe, vỏ xe,…. Đây là các thông số quan trọng quyết định sự chắc chắn, khả năng vận hành, độ bám dính với mặt đường, độ bền bỉ trong quá trình vận hành của xe tự hành AGV.
Trên đây là chi tiết cấu tạo của xe tự hành AGV. Hy vọng với các thông tin cụ thể như trên, bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan cũng như hiểu được các bộ phận cơ bản của xe tự hành AGV. Bất cứ thắc mắc, băn khoăn cần được giải đáp vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo Hotline 1900 6536.
Gợi ý: Khái niệm, phân loại và ứng dụng xe tự hành AGV